Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
02422.05.05.05 - 091.4567.869

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồng không hạt cho năng suất cao

Hồng không hạt, hay còn gọi là hồng giòn, là cây trồng được nhiều bà con lựa chọn để phát triển kinh tế bởi nhu cầu của thị trường và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, trồng cây hồng không hạt ra sao, chăm sóc như thế nào cho đúng cách và đạt chất lượng cao thì có lẽ nhiều bà con chưa nắm rõ. Qua bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con những hướng dẫn kỹ thuật trồng hồng không hạt cho năng suất cao.

Xem thêm: Hướng dẫn 3 bước cải tạo đất trồng hiệu quả

                  Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông

Cây hồng không hạt

I. Lựa chọn giống hồng không hạt đạt chất lượng

Cây giống của hồng không hạt là cây ghép được trồng ở dạng rễ trần hoặc trong bầu PE.

Tiêu chuẩn của cây ghép giống hồng không hạt: Chiều cao của cây tính từ mặt đất hoặc mặt bầucần lớn hơn 60 cm. Đường kính gốc ghép từ 1 – 1,2cm, đo cách mặt đất hoặc mặt bầu 10cm. Đường kính của cành ghép từ 0,8 – 1,6 cm và cách vết ghép 2cm. Chiều dài của cành ghép trong khoảng 30 – 45 (cm) tính từ vết ghép.

II. Thời vụ trồng và mật độ

Thời vụ: Thời điểm trồng tốt nhất là vào tháng 1- 2 dương lịch. Khi cây ngừng sinh trưởng, rụng lá, là thời điểm cây chứa nhiều chất dự trữ nhất, mầm mới bật ngay khi trời bớt lạnh, và rất dễ sống.

+ Mật độ trồng đối với đất vườn: trồng với mật độ 5m x 5m, tức là các hàng cách nhau 5m và các cây cách nhau 5m, tương đương với 400 cây/ha.

+ Mật độ trồng đối với đất đồi: Các hàng cách nhau 5m và cây cách nhau 4m, tương đương với 500 cây/ha. 

III. Làm đất và đào hố trồng

Phát quang: Bà con cần dọn cây bụi và cỏ để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng. 

Thiết kế: Đối với đất có độ dốc dưới 100, cần bố trí trồng cây theo hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật như đất bằng. Với đất có độ dốc trên 100 thì cần thiết kế và trồng theo đường đồng mức (dùng thước chữ A). 

– Đào hố: Hố trồng hồng không hạt cần có kích thước 80cm x 80cm x 80cm.

Bà con có thể sử dụng máy khoan đất chạy xăng có giá đỡ do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp để đạt hiệu quả trong công việc khoan các hố đất.

Hình ảnh Máy khoan đất chạy xăng  3A có giá đỡ

- Phân bón lót

Bà con dùng 50 - 100kg phân chuồng hoai mục và 0,5kg kali clorua cùng với 1kg lân super, 1kg vôi bột trộn đều với đất màu (tầng đất mặt) hoặc đất phù sa, chuẩn bị hố trước khi trồng từ 1 - 2 tháng.

IV. Kỹ thuật trồng cây hồng không hạt

Bà con dùng cuốc xới tâm hố đã chuẩn bị từ trước, xé túi bầu PE, đặt cây vào vị trí giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu của cây giống, nhấn chặt, buộc cố định bằng cọc đóng chéo và tưới đẫm nước. Sau đó cần thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Tưới nước: hồng không hạt cần cung cấp đủ nước  nhất là trong mùa khô, khi quả đang lớn và khi quả sắp chín. Ngoài ra, trong những năm khô hạn hoặc lượng mưa ít, để đảm bảo cho năng suất và chất lượng của quả hồng, bà con cần tưới đủ ẩm cho cây, nhất là vào thời kỳ phát lộc và ra hoa.

Làm cỏ: Bà con cần lưu ý chỉ nên làm cỏ ở vị trí trong tán cây, còn đối với vị trí ở ngoài tán cây thì nên để cỏ cao khoảng 10-15 cm có tác dụng giữ ẩm và tránh rửa trôi đất. Phủ gốc hồng bằng rác, cỏ, cây phân xanh… giúp hạn chế cỏ dại; sau mỗi trận mưa to cần xới phá váng. Làm cỏ vào vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu vào tháng 8-9, xới toàn bộ diện tích một lần/vụ; xới gốc 2-3 lần trong một năm.

Đốn tỉa tạo hình

Việc đốn tỉa không chỉ giúp cây hồng có sự thông thoáng, quang hợp tốt mà còn có tác dụng phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Sau khi trồng khoảng 6 tháng – 1 năm, cây có chiều cao khoảng 50cm, để tạo cành khung cấp bà con cần tiến hành bấm ngọn.Khi cành cấp 1 mọc đều ra các hướng được 40 – 45 cm, cần tiến hành cắt tiếp để tạo ra cành cấp 2. Thời gianthích hợp nhất  để đốn tỉa là vào cuối đông và mùa xuân.

Đốn tỉa vào mùa hè và mùa đông trong thời kỳ kinh doanh. Cây hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính: hình chữ Y, tán rẻ quạt và kiểu hình phễu. Thông thườngthì  đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ nhất và cho năng suất ổn định.

Đối với kiểu tán hình phễu, bà con tiến hành như sau: Cần giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn. Để khoảng 3 – 4 cành cấp 1 phân tán đều các phía. Khống chế các cành cấp 1 sao cho không dài quá 45cm. Giữ từ 4 – 6 cành cấp 2 phân tán đều 2 phía. Dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ khi cắt, vết cắt  phảigọn để giúp hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi trời mưa.

Đốn tạo quả

Cần loại bỏ cành yếu, cành vượt, cành đã bị khô chết, và duy trì kiểu tán rẻ quạt hoặc hình phễu như giai đoạn thiết kế tạo hình.

Cần lưu ý trong khi đốn tỉa quả hàng năm, cành cho quả chỉ xuất hiện tại cành mẹ mọc từ năm trước, ở vị trí búp thứ nhất cho đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống.Bởi vậy, cần để lại 1-2 mầm khi cắt bỏ một phần cành đã cho quả.Những mầm này sẽ cho hoa và đậu quả khi phát triển thành cành mẹ ở năm sau.

Thời gian đốn: Bà con đốn một lần trong năm mùa đông trong thời kỳ ngủ nghỉ.

V. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu ăn lá: hại hồng không hạt chủ yếu vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè (tháng 4 – tháng 6), đặc biệt hại nặng trong thời gian kiến thiết cơ bản, khi cây phát triển nhiều ngọn chồi. Sâu non có màu xanh nhạt, ăn trụi búp non và các lá quanh búp, có thể làm cây sinh trưởng chậm hoặc làm chết cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Bọ cánh cứng: thường xuất hiện vào mùa hè, gây hại đến chồi và lá, đặc biệt đối với vườn hồng gần bìa rừng. Sâu ăn trụi chồi và lá, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, làm chậm quá trính sinh trưởng hoặc làm cây chết.

Để phòng trừ bọ cánh cứng và sâu ăn lá hại cây, bà con sử dụng thuốc Fastax, Sherpapha theo nồng độ khuyến cáo ghi trên bao bì.

Ruồi đục quả: ăn phần nhu mô của quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất của quả.

Để phòng trừ ruồi đục quả, cần tiến hành đốn tỉa, tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế mầm và chồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; dọn quả rụng, chôn xuống đất cũng làm giảm được ruồi đục quả.

Hồng không hạt hay mắc bệnh đốm tròn và bệnh giác ban, thường xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 9, là những tháng có mưa nhiều.

Cách phòng bênh: Cần chăm sóc cho cây phát triển tốt, kiểm tra vườn quả thường xuyên và loại bỏ các cành bị bệnh,thu gom và xử lý. Có thể sử dụngcác loại thuốc nhưBavectin, Dithan, Booc-đô hoặc Kepanlazin. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định của nhà sản xuất in trên bao bì.

VI. Thu hoạch

Quả hồng không hạt

Hồng không hạt là một trong những cây ăn quả cho giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế khá cao. Sau 3,5 – 4,5 năm,cây bắt đầu cho quả bói, một cây cho từ 20 – 50kg. Nếu chăm sóc tốt trong những năm về sau sẽ cho thu hoạch nhiều hơn.

Thu hoạch khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc vàng rồi đỏ dần. Nên hái đúng độ chín sẽ cho chất lượng quả tốt hơn, nên hái vào chiều mát hoặc sáng sớm.

Khi thu hoạch tránh để quả rơi xuống đất, dẫn đến bị dập. Đối với những cành cây cao, quý khách có thể dùng dụng cụ hái trái cây 3A3M để thu hoạch hiệu quả hơn.

Dụng cụ hái trái cây 3A3M

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng không hạt đạt hiệu quả cao. Chúc bà con thành công!

Tiếp tục đồng hành với chúng tôi để cập nhật những tin tức kỹ thuật gieo trồng hiệu quả và những sản phẩm thuộc dòng máy làm đất tiện dụng!

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: (024)22 05 05 05 - 0916 478 186

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0945 796 556 - 0984 930 099

Email: maylamdatvn@gmail.com

Website: maylamdat.vn

Fanpage: facebook.com/maylamdat3A/

Thẻ liên quan

trồng hồng không hạt hồng không hạt kỹ thuật trồng hồng không hạt

Bình luận

Lưu ý: không hỗ trợ mã Html!