Hành tây là một loại rau (khác với hành ta là loại gia vị), nó có nguồn gốc từ Trung Á được truyền qua bên châu Âu rồi tới Việt Nam. Loài này hợp với khí hậu ôn đới. Và có thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày. Năng suất của hành tây từ 25 – 30 tấn/ha. Giá bán hành tây khoảng 10.000 – 15.000 đồng/kg.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng củ hành tây rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ, có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, làm sạch không khí trong phòng, có tác dụng giảm cholesterol (mỡ máu), giúp cho máu lưu thông tốt giảm nguy cơ bị ung thư, đại trực tràng, buồng trứng, thanh quản, thực quản và miệng.

Hình ảnh: Ruộng trồng hành tây Granex (bên trái), Củ hành tây Granex (bên phải)
Để trồng cây hành tây cho năng suất, chất lượng cao, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng hành tây năng suất cao như sau:
1. Mùa vụ gieo trồng
Vụ sớm: Gieo từ ngày 5 - 10 tháng 8 hoặc ngày 5 - 10 tháng 9.
Chính vụ: Gieo từ ngày 5 - 10 tháng 9, trồng đầu tháng 10, trung tuần tháng 12.
Sau 90 – 100 ngày trồng bà con sẽ được thu hoạch.
2. Chuẩn bị đất trồng
- Trước khi trồng hành tây, bà con cần lưu ý:
+ Cây hành tây có bộ rễ kém phát triển, kém chịu yếm khí, kém chịu úng.
+ Không trồng cây hành tây trên các loại đất có tỷ lệ sét quá cao, ví dụ như đất thịt, đất thịt nặng.
+ Nên chọn đất trồng hành tây trên đất pha cát, đất thịt nhẹ, pH trung tính, chân đất cao, thoáng, dễ thoát nước, không quá nhiều các xác hữu cơ chưa phân hủy.
+ Nơi trồng phải chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt.
- Làm đất kỹ, làm nhỏ đất, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao 20 – 30 cm, mặt luống ruộng 1,2 m trồng 4 hàng chạy dọc theo luống với khoảng cách hàng 25 – 30 cm, 2 hàng ngoài cách mép luống 20 – 25 cm. Xử lý đất bằng vôi bột trước khi gieo 7 ngày.
Để làm đất, lên luống phù hợp cho cây trồng được dễ dàng hơn, bà con nên sử dụng Máy xới đất 3A1401 do Công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối.

Hình ảnh Máy làm đất 3A1401
Máy xới đất 3A1401 được thiết kế với bộ bánh răng xới đất có đường kính rộng và dài giúp cho việc xới đất nhanh và sâu tới 70 - 90 mm. Đặc biệt, máy được thiết kế chạy bằng pin nạp điện nên khá thuận tiện cho bà con di chuyển đến những vùng đất xa nơi không có điện.
3. Ươm giống và gieo trồng
- Chọn giống: Các giống hành tây trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1, hạt nhập từ Pháp, Nhật, Mỹ... Trồng phổ biến 3 giống F1 của Mỹ: Granex, Grano. Các giống này đều có thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày, năng suất trung bình đạt 1,4 - 1,7 tấn/sào Bắc Bộ.
- Ươm giống: Hạt giống nên ngâm nước ấm khoảng 40 – 52oC và ủ cho nứt nanh rồi trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/200 để gieo cho đều.
Hạt cây hành tây nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 18oC, tuy nhiêu có thể nảy mầm ở khoảng 7 – 29oC. Ở giai đoạn sinh trưởng, cây hành tây sinh trưởng ưu thích nhiệt độ 13 – 24oC. Ở giai đoạn hình thành và tăng trưởng của củ ưu thích biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, số giờ chiếu sáng của ngày dài, 12 - 15 giờ/ ngày.
- Gieo trồng: Lượng hạt cần gieo khoảng 1,5 - 2 gam/m2. Sau khi gieo, phủ kín hạt bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn rồi tiếp một lớp rơm, rạ mỏng nhằm giữ ẩm cho mặt luống và hạn chế bị xô hạt do mưa hoặc khi tưới nước. Sau gieo 5 - 6 ngày thì dỡ bỏ rơm, rạ và dùng trấu trộn với đất bột rải đều để phủ kín chân cây giống và tiếp tục chăm sóc cho cây con cứng cáp. Sau khi gieo ươm khoảng 30 - 35 ngày, cây giống có 2 - 3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng được.
Để củ hành đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (yêu cầu phải to, chắc, đều đẹp, bảo quản được lâu) thì cần phải trồng cây con đúng tuổi. Khi cây đạt từ 50-60 ngày tuổi, có 5 - 6 lá thật, mới nhổ trồng. Nếu trồng sớm, cây nhanh bén rễ, sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước, hàm lượng nước trên 90%, củ dễ thối, khó bảo quản, chất lượng kém, không xuất khẩu được.
Lên luống rộng 120cm, rãnh rộng 30cm. Trên mỗi luống trồng 4 hàng ngang cách nhau 20cm, cây cách cây 15cm, mật độ trồng hợp lý là khoảng 15.000 - 17.000 cây/1000m2.

Hình ảnh: Cây hành tây Granex ở giai đoạn bắt đầu hình thành củ
4. Cách chăm sóc
- Tưới nước: Những ngày đầu nên tưới 2 - 3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3-4 ngày đầu.
Với hành tây hạn chế tưới rãnh, chỉ cần tưới đủ ẩm, thừa nước hành sẽ chết, độ ẩm đất tốt nhất là khoảng 70 - 80% là vừa.
- Lượng phân bón và cách bón phân
Lượng phân bón cho 1000 m2 trồng hành tây:
Loại phân
| Bón lót (kg)
| Bón thúc
|
Bón thúc lần 1 (sau trồng 7-10 ngày) (kg)
| Bón thúc lần 2 (sau lần 1 khoảng 10-15 ngày) (kg)
| Bón thúc lần 3 (hình thành củ, phình củ) (kg)
| Bón thúc lần 4 ( sau bón thúc lần 3 khoảng 10 - 12 ngày) (kg)
| Bón thúc lần 5 (sau bón thúc lần 4 khoảng 10 - 12 ngày) (kg)
|
Phân hữu cơ
| 1000
| 0
| 0
| 0
| 0
| 0
|
Phân supe lân
| 70
| 0
| 0
| 27
| 0
| 0
|
Phân ure
| 0
| 5 – 6
| 8
| 19 - 28
| 3 - 6
| 3 - 6
|
Phân kali sunfat
| 0
| 0
| 0
| 8 - 11
| 3 - 6
| 3 - 6 |
Lưu ý:
- Trước khi thu hoạch khoảng 2 - 3 tuần ngừng tưới nước để giảm lượng nước trong củ.
- Các loại phân phải hòa tan với nước trước khi tưới, nồng độ dung dịch 1%, theo công thức:
Bà con có thể tham khảo thêm công thức bón phân cho 1000 m2 của TS. Nguyễn Đăng Nghĩa (Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón & Môi trường phía Nam) như sau:
Loại phân
| Bón lót (kg)
| Bón thúc
|
Bón thúc lần 1 (sau trồng 7 - 10 ngày) (kg)
| Bón thúc lần 2 (sau lần 1 khoảng 15 - 20 ngày) (kg)
| Bón thúc lần 3 (sau lần 2 khoảng 15 - 20 ngày) (kg)
|
Phân hữu cơ
| 1000
| 0 | 0 | 0 |
Phân NPK(25 – 10 – 10 +TE)
| 0 | 10 | 10 | 10 |
Phân ure
| 0 | 0 | 5 - 7 | 0 |
Phân bón SV(17 – 5 – 21 +TE)
| 0 | 10 | 10 | 10 |
Phân kali sunfat
| 0 | 0 | 0 | 10 |
5. Bệnh hại chủ yếu:
- Bệnh sương mai:
Biểu hiện | Phòng trừ |
Trên lá cây có vết đốm màu xanh trong hoặc xanh vàng hình dạng bất định nhiều cạnh. Trên vết bệnh ở mặt dưới hình thành một lớp nấm mốc màu trắng xám khi độ ẩm không khí và đất cao (trên 90%), nhiệt độ thấp (dưới 20oC). | Phun phòng bằng dung dịch Boócđô 1% định kỳ 1tuần/lần.
|
- Bệnh thối củ:
Biểu hiện | Phòng trừ |
Khi bắt đầu hình thành củ: Do thời tiết quá ẩm ướt và bón quá nhiều đạm, bón mất cân đối cho củ non. Biểu hiện: Lá hành vàng úa giống như bị ngập nước, cây còi cọc. Khi cắt ngang củ có các vết thâm đen có đường đồng tâm theo thân giả. | - Xử lý hạt giống bằng granosan (3g/kg hạt giống), hoặc Benomyl (2g/kg hạt giống). - Phun trừ bằng Zineb hoặc Benomyl (0,2 - 0,3%).
|
- Sau khi thu hoạch bón vôi để diệt sạch mầm bệnh 40 - 50 kg/ sào.
6. Thu hoạch và bảo quản
- Khi thấy lá hành đã chuyển sang màu vàng, có 70 - 80% cây tự đổ nghiêng, rủ xuống thì tiến hành thu hoạch. Nhổ cả cây, làm sạch đất cát, phơi nắng 1 - 2 giờ rồi buộc túm treo trên dây trong nhà kho nơi thoáng mát. Khi thấy vỏ ngoài của củ đã khô, mỏng chuyển màu vàng nâu sáng thì cắt bỏ thân lá, chỉ để đoạn thân dài khoảng 3 - 4cm. Bảo quản trong kho có giàn mát, thoáng. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các củ có triệu chứng hư thối tránh lây nhiễm.
- Bà con vận chuyển đi xa bằng thùng xốp hoặc thùng bìa cứng tránh xây xát, dập củ.
Trên đây, là những chia sẻ của chúng tôi về Kỹ thuật trồng cây hành tây với mong muốn giúp bà con áp dụng đũng kỹ thuật để đạt năng suất cao.
Chúc bà con mùa màng bội thu!
Bà con có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi theo số sau để được cung cấp các sản phẩm tốt nhất.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: (024)22 05 05 05 - 0916 478 186
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0945 796 556 - 0984 930 099
Email: maylamdatvn@gmail.com
Website: maylamdat.vn
Fanpage: facebook.com/maylamdat3A/