Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
02422.05.05.05 - 091.4567.869

Kỹ thuật trồng lạc năng suất cao

Cây lạc (đậu phộng) là cây thân thảo thuộc họ Đậu, bộ rễ có khả năng cải tạo đất trồng. Nhiệt độ thích hợp cho cây lạc sinh trưởng là 25 - 30 oC, cây lạc trưởng thành có thể cao từ 30 - 50 cm. Một vụ lạc kéo dài khoảng 100 - 130 ngày, cho năng suất trung bình đạt 35 - 40 tạ củ/ha. Giá lạc trên thị trường trung bình khoảng 20 nghìn đồng một kg. Lạc cũng được coi là một mặt hàng nông sản chủ lực bên cạnh các cây lương thực khác như lúa, ngô, khoai, sắn (mì)... Củ lạc có giá trị dinh dưỡng cao, thường được sử dụng trong bữa ăn gia đình. Ngoài ra, củ lạc còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật, bánh, kẹo. Phần thân lạc sau khi thu hoạch sẽ được tận dụng làm thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm rất hiệu quả.

Để trồng lạc cho sản lượng cao, chất lượng tốt thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác là rất cần thiết. Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng lạc năng suất cao - nhằm hỗ trợ bà con có được những mùa lạc bội thu.

Cây lạc

1. Mùa vụ gieo trồng

Bà con gieo trồng lạc nên bắt đầu từ sau:

+ Các tỉnh miền Bắc: 5/01 - 30/03 (Vụ xuân); 30/06 - 15/07 (vụ thu); 25/08 - 10/09 (vụ thu đông) dương lịch.

+ Các tỉnh Miền trung: 01/12 - 30/01 (Vụ xuân); 01/04 - 01/05 (vụ thu); 15/07 - 15/08 (vụ thu đông) dương lịch. 

2. Chuẩn bị đất trồng

Cây lạc phù hợp trồng trên đất cát pha thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống. Rạch hàng lên luống rộng 75 – 80 cm (cả rãnh), luống cao 20 – 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng 45 – 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống.

Bà con sử dụng Máy xới đất 3A là thiết bị được sử dụng để  xới đất và làm tơi đất sau khi thu hoạch rau màu. Với chiếc máy này, bà con có thể xới đất sâu từ 70 – 90mm, rất nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và công sức so với việc cuốc đất thủ công. Sản phẩm hiện được Công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối toàn quốc.

 

Hình ảnh Máy xới đất 3A

Máy xới đất 3A được thiết kế với bộ bánh răng xới đất có đường kính rộng và dài giúp cho việc xới đất nhanh và sâu tới 70 - 90 mm. Đặc biệt, máy được thiết kế chạy bằng pin nạp điện nên khá thuận tiện cho bà con di chuyển đến những vùng đất xa nơi không có điện.

 

Bà con chuẩn bị luống trồng cây Lạc

3. Ươm giống và gieo trồng

- Chọn giống: Bà con chọn giống có ngoại hình: củ đẹp, vỏ sáng, hạt mẩy, nhiều củ 2 - 3 nhân. Một số giống lạc có năng suất cao (đạt 45 – 60 tạ củ/ha), tỷ lệ nảy mầm >85%: L14, L26, L27 (Viện cây Lương thực và cây thực phẩm), TB25 (Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình),…

- Ươm giống: Bóc lấy hạt, ngâm trong nước sạch khoảng 2 giờ, gói hạt giống lạc đã ngâm nước vào mảnh vải thô, vải sợi bông rồi đem ủ ấm 28 - 30oC trong đống thân lá ngô, lạc, rơm, rạ. Khoảng 24 giờ, bà con lấy ra xem, đếm số hạt nứt nanh, tiếp tục dấp nước ủ ấm và đếm số hạt nẩy mầm trong 3 ngày tiếp theo. Lượng giống: 220 kg/ha (giống vụ xuân) và 170 kg (giống vụ thu hoặc thu đông).

- Cách trồng: Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc hốc cách hốc 20 cm gieo 2 hạt/hốc, đảm bảo mật độ 35 - 40 cây/m2. Khi gieo hạt phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3 - 5 cm.

 

Luống trồng lạc

4. Cách chăm sóc

- Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn phải tưới nước vào 2 giai đoạn cần thiết:

(1) Trước khi cây ra hoa (cây có 6 - 7 lá).

(2) Thời kỳ làm quả hạt, tưới ngập 2/3 rãnh luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

- Xới phá váng: Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày). Xới cỏ lần 2 khi cây có 7 - 8 lá thật, xới sâu 5-6 cm sát gốc, không vun gốc. Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày.

Sau trồng 4 - 5 ngày tiến hành kiểm tra trồng dặm những chỗ mất khoảng.

- Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2) cho cây Lạc:

Loại phân bón
Bón lót (kg)
Bón thúc (kg)
Bón thúc lần 1 (Khi cây lạc được 2 –3 lá thật)
Bón thúc lần 2 (Khi lạc tắt hoa 5 - 7 ngày)
Phân hữu cơ (Phân chuồng, phân vi sinh,…)
300 - 350
0
0
Phân ure
1,5 - 2
1,5 - 2
0
Phân lân supe
12 - 15
0
0
Phân kali
1,5 - 2
1,5 - 2
0
Vôi bột
8
4
3

Bà con tham khảo thêm: Phủ nilon cho lạc vụ thu đông vừa giữ được ẩm độ, nhiệt độ, hạn chế cỏ dại, hạn chế chuột hại và làm tăng năng suất lạc từ 15 – 30%.

Sau khi bón lót xong dùng thuốc trừ cỏ Ronsta phun ướt đều trên ruộng, dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 mép luống về phía rãnh, phủ nilon phẳng và kín đều trên mặt luống, vét đất ở rãnh áp nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Dùng dụng cụ đục lỗ (ống bơ sữa bò được cắt hình răng cưa) đục các lỗ theo khoảng cách ở trên. Hạt được gieo trực tiếp vào các lỗ ở độ sâu 3 – 4cm.

5. Tình hình sâu bệnh hại

Sâu hại
Biểu hiện
Cách phòng trừ
Sâu xám

Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng.

Bà con bắt bằng tay.

Hoặc bà con sử dụng các loại thuốc hoá học như Dylan, Map Winner, Sherpa 25 EC, Basudin 10H (rãi) …

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Sâu khoang

Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.


 + Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng.

+ Dùng bả chua ngọt để diệt trừ.

+ Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp.

+ Khi mật độ cao, bà con có thể dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac, Dylan, Map Winner,…

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Rệp hại lạc

Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.


 + Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.

+ Dùng thiên địch để diệt trừ.

(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.


Bà con bắt sâu bằng tay. 

Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC,… để diệt rệp. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Bệnh hại
Biểu hiện
Cách phòng trừ
Thối rễ và củ

Cây con bị thối rễ và chết.

Lá cây bị héo vàng, cây còi cọc.

Rễ cái, củ non bị thối.

Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole… (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Thối gốc, mốc trắng

Hạch nấm tròn nhỏ màu nâu và sợi nấm màu trắng trên gốc cây.

+ Phòng mầm bị thối bằng cách không gieo hạt quá sâu. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Dithan-M, Carbenzim, Rovral.

+ Biện pháp phòng bệnh là thu dọn tàn dư cây trồng, cày lật đất sớm. Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng. Có thể phòng bằng các thuốc Hexin, Monceren, Rovral... vào thân và gốc cây. Ruộng lạc (đậu phộng) bị bệnh nặng cần luân canh cây khác. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Gỉ sắt

Trên lá có những vết màu vàng đỏ.


Khi bệnh chớm xuất hiện trên lạc vụ thu, vụ xuân có thể phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc Manage 15WP, Nustar 40EC hoặc Bavistin, Score 250EC, v.v….Làm thep hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đốm lá

Trên lá có vết màu nâu đậm.


- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau vụ trồng, nhằm hạn chế lây lan.

- Gieo tỉa với mật độ trung bình.

- Phun phòng và trị bệnh bằng thuốc các thuốc trừ sâu sinh học gốc đồng. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Khảm lá

Cây không phát triển, lùn do các lóng thân phát triển kém.


- Ruộng sản xuất giống nên được trồng sớm và bố trí cách ly với ruộng sản xuất đại trà.

- Dùng hạt giống tốt, đầy đặn, chống bệnh hoặc từ ruộng không bị bệnh. Khử hạt trước khi gieo như đối với bệnh đốm phấn.

- Cần phát hiện bệnh sớm và tiêu hủy cây bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại.

- Phun thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ côn trùng mang truyền mầm bệnh. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

6. Thu hoạch

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Sau khoảng 120 – 130 ngày, bà con tiến hành thu hoạch, khi thấy lá vàng, vỏ củ cứng, chắc, ít quả lép. Gần đến ngày thu hoạch nên nhổ thử mấy cây kiểm tra để xác định thời gian thu thích hợp nhất.

Sau khi thu hoạch lạc, bà con nhặt củ bằng tay hoặc sử dụng Máy tuốt lạc 3A 900W – là loại máy phù hợp với hộ gia đình, tuốt lạc củ nhanh, sạch, giúp bà con tiết kiệm công sức và thời gian so với cách truyền thống, bà con phơi củ lạc kịp thời, đảm bảo chất lượng hạt lạc giống.

 

Máy tuốt lạc 3A900W

Ngoài ra, Công ty chúng tôi phân phối Máy tuốt lạc 3A 5.5Kw, máy có năng suất tuốt củ đạt 1 sào (360 m2)/giờ. Mời bà con xem video:


Chúc bà con thành công!

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: (024)22 05 05 05 - 0916 478 186

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0945 796 556 - 0984 930 099

Email: maylamdatvn@gmail.com

Website: maylamdat.vn

Fanpage: facebook.com/maylamdat3A/


Bình luận

Lưu ý: không hỗ trợ mã Html!