Trong bài viết "Kỹ thuật trồng và chăm sóc bơ cho năng suất cao” sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bà con những kiến thức cơ bản khi trồng và canh tác cây bơ. Mời quý bà con quan tâm theo dõi.
I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY BƠ
Bơ là cây có nguồn gốc từ Mexico, hiện nay cây bơ được trồng ở nhiều nơi trên toàn quốc, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng,, Phú Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Daklak. Cây bơ là cây tương đối dễ trồng, có khả năng thích nghi, chống chịu với các bất lợi của môi trường như hạn hán, đất nghèo dinh dưỡng, gió khá tốt. Bơ có vỏ dày nên hạn chế được các loài côn trùng hay sâu bọ chích hút, nên ít khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây bơ.

Giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ cho năng suất cao
Bơ là một trong nhiều loại cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao nhất, hàm lượng chất béo cao (26,4g/100g), giàu năng lượng (khoảng 245 calo/100g thịt trái), chứa nhiều vitamin A (0,17mg) B, E và những chất bổ dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng dầu trong thịt trái bơ rất cao và có thể làm giảm cholesterol trong máu. Vitamin E có khả năng bảo vệ các axit và chống lại sự oxy hóa, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa, giúp làn da tươi sáng và căng mịn hơn. Dầu trái bơ được sử dụng làm các loại mỹ phẩm.
Bơ có thể dùng để ăn tươi, bánh sandwiches, làm kem hay các món ăn nhanh,…
II. YÊU CẦU VỀ ĐẤT TRỒNG BƠ
Chọn đất trồng bơ nên là đất thoát nước tốt, tránh hiện tượng ngập úng, dần đến nấm rễ chết cây. Lượng mưa hàng năm phải đạt từ 1200 – 1500mm. Đất cần có độ pH từ 5 – 7. Có thể trồng xen canh với cây cà phê, khi đó cần bổ sung thêm vôi cho đất.
III. LỰA CHỌN GIỐNG BƠ ĐỂ CANH TÁC
Các giống bơ mà bà con nên canh tác tại thời điểm hiện tại là: Bơ REED, bơ BOOTH, Bơ HASS, đây là những giống bơ có nguồn gốc từ Mexico, Úc, Mỹ. Cơm quả dẻo thơm, vỏ dày, thời gian bảo quản lâu, thời điểm thu hoạch thường muộn hoặc sớm hơn so với các giống bơ thông thường, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, còn có các giống bơ đầu dong, thường được từng địa phương tuyển chọn để phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương mình, bà con nên liên hệ với Sở NN&PTNT nơi mình sinh sống để biết thêm chi tiết.
IV. THỜI ĐIỂM TRỒNG BƠ
Thời gian tốt nhất để trồng bơ là vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6 dương lịch). Tuy nhiên, bà con cũng có thể trồng vào cuối mùa khô hoặc cuối mùa mưa nếu điều kiện tưới tiêu cho phép.
Khi trồng trong mùa khô, để tiện cho việc tưới nước, bà con cần tiến hành đánh bồn, kết hợp phủ gốc bằng cỏ khô, rơm rạ, vỏ lạc ,... Ngoài ra, cần tiến hành chắn gió và che nắng cẩn thận nếu trồng ở khu vực đất trống, hoặc xen với cây cà phê còn nhỏ chưa giao tán bằng lưới nilon hoặc lá dừa.
Lưu ý: Cách chắn gió che nắng thích hợp nhất là đóng cọc (khoảng 3-4 cọc xung quanh cây bơ), sau đó dùng lưới nilon loại hay dùng để che nắng, che xung quanh cây sao cho ngọn thấp hơn phần mép lưới bên trên khoảng 20 cm.
V. MẬT ĐỘ TRỒNG BƠ
Bơ là loại cây rễ ngang phát triển nhiều, tán rộng, do đó bà con nên trồng với mật độ như sau:
Trồng thuần: Bà con trồng vuông với kích thước 7 x 7 m, tương đương 204 cây/ha; hoặc 6 x 6m khi trồng so le hoặc canh tác trên đất xấu, tương đương với 277 cây /ha.
Trồng bơ xen với cà phê: Nên trồng 9-10m /1 cây (3 hàng cà phê trồng một hàng bơ), tương đương khoảng 123 cây/ha.
VI. CHUẨN BỊ HỐ VÀ TIẾN HÀNH TRỒNG BƠ
Kích thước của hố trồng bơ là 60 x 60 x 60cm. Mỗi hố bà con cần trộn đều lớp đất mặt với 7kg phân hữu cơ vi sinh (hoặc 10kg phân chuồng hoai mục), 300 – 500g vôi, 300 – 500g phân lân, và 1 hạt long não có tác dụng chống mối cho cây.
Bà con có thể sử dụng máy khoan lỗ trồng cây chạy xăng 3A của Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp để tăng hiệu quả cho công việc khoan đất trồng cây bơ, và giảm bớt sức lao động.

Hình ảnh Máy khoan lỗ trồng cây chạy xăng 3A
Khi trồng, bà con xé bầu nhẹ nhàng, hạn chế làm vỡ bầu, đứt rễ. Nên dùng kéo hoặc dao cắt và gỡ phần túi nilon ở đáy (khoảng 3-5cm từ đáy). Sau đó đặt bầu vào giữa hố. Cố định bầu bằng cách nén nhẹ phần đất xung quanh. Tiếp đó cắt túi nilon từ trên xuống dưới bằng dao hoặc kéo, rút bỏ phần túi nilon và lấp đất và tiếp tục nén nhẹ.
Sau đó, bà con lấp đất đã trộn phân vào đầy hố, đồng thời nén nhẹ đất. Không nên trồng sâu, mặt bầu ngang với mặt đất là tốt nhất.
VII. BÓN PHÂN CHO CÂY BƠ
Ở năm thứ nhất: Sau khi trồng được khoảng 20 ngày, bà con cần tiến hành bón thúc cho bơ. Sử dụng phân NPK với tỷ lệ 2:2:1. Mỗi hố khoảng 100g. Khi bón phân, bà con cần tưới nước để phân thấm đều và tan nhanh. Sau đó tiếp tục bón với liều lượng như trên nhưng với khoảng cách 30 ngày 1 lần.
Vào năm thứ 2: Bà con tiếp tục bón NPK và tăng lượng phân cho mỗi gốc lên 200 – 300g. Một năm cần bón 6 lần, 3 lần vào mùa khô, 3 lần vào mùa mưa. Vào mùa khô cần đồng thời tưới nước mỗi khi bón phân.
Với bơ trồng xen cà phê, có thể giảm lượng phân xuống một nửa từ năm thức 3 vì cây đã được thừa hưởng lượng phân từ cà phê
Khi cây có quả được 1 tháng đến khi thu hoạch (khoảng 5-6 tháng) bà con cần tiến hành bón 3 đợt phân, mỗi đợt cần 2kg phân NPK. Sau khi thu hoạch cần bón bổ sung 1-2kg Ure và cắt tỉa bỏ những cành yếu để cây nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý: không nên tưới nước, bón phân khi cây ra hoa mà nên chờ đến khi hoa kết thành quả. Để tránh hiện tượng rụng quả, bà con cần bón bổ sung thêm phân Kali.
VIII. TƯỚI NƯỚC CHO CÂY BƠ
Vào năm đầu: Sau khi trồng xong cần tiến hành tưới nước ngay, nếu trồng vào mùa khô thì 3-5 ngày sau khi trồng, bà con cần tưới lại kết hợp với phủ gốc bằng cỏ khô, trấu, rơm… Sau đó cách khoảng 10-15 ngày tưới 1 lần. Để tiện cho việc tưới nước bà con nên đánh bồn 1 x 1m.
Vào năm thứ 2: Bộ rễ của cây đã ăn sâu nhưng trong mùa khô vẫn phải thường xuyên tưới bổ sung, thường khoảng từ 4-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 15-20 ngày.
Từ năm thứ 3 trở đi: Nếu trồng thuần thì cách 20-25 ngày cần tưới một đợt. Chờ đến khi đã đậu quả, tránh tưới nước vào thời điểm cây đang ra hoa. Nếu trồng xen với cà phê thì chỉ cần tưới cà phê, bơ sẽ dùng chung lượng nước.
IX. CẮT TỈA CÀNH TẠO TÁN CHO CÂY BƠ
Đối với trồng thuần, bà con nên để cây phát triển tự nhiên. Bấm ngọn ở độ cao 60 đến 70 cm. Sau đó cắt tỉa chồi vượt, cành chống chéo… nhắm tạo tán tỏa đồng đều.
Đối với trồng xen bơ và cà phê, ngay khi mới trồng, bà con nên chỉ để 1 cành mọc từ chồi ghép sẽ dồn được chất dinh dưỡng cho cành này. Và đồng thời, cành không bị cạnh tranh sẽ có xu hướng mọc thẳng để tiết kiệm diện tích cũng như tạo hình. Khi cây bơ cao hơn tán cà phê 1-2 m, cần tiến hành hãm ngọn giúp cây ra cành ngang.
Sau khi cây đã định hình và đến giai đoạn thu hoạch, cần thường xuyên cắt bỏ cành có dấu hiệu sâu bệnh, cành yếu... Đối với những cành nhỏ nhưng manh nhiều trái, bà con cần có biện pháp chống đỡ vì cành bơ rất giòn và dễ gẫy đổ.
Để đảm bảo an toàn cho bà con, cũng như đạt hiệu quả trong việc cắt tỉa các cành cây, bà con nên sử dụng máy cắt tỉa cành cây chạy xăng do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp:

Hình ảnh Máy cắt tỉa cành cây chạy xăng 3A
X. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Cây bơ có thể bị nhiễm một vài loại sâu bệnh như sau:
- Sâu cuốn lá: hiện tượng sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ, sâu có màu xanh, dài khoảng 10mm, và có những vằn ngang không rõ rệt. Sâu làm nhộng trong các tổ lá, nằm yên khoảng 5-7 ngày rồi vũ hóa. Bà con dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun. Nếu có điều kiện, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn để tăng thêm hiệu quả của thuốc.
- Rầy bông: thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa đọt non, lá, quả non khiến cây giảm sức tăng trưởng. Bà con cần dùng supracide, bassa, suprathion,… phun trừ rầy.
- Bệnh thối rễ: bệnh này do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra, ở nơi chân đất có thuỷ cấp cao, nấm xâm nhập làm hỏng rễ cọc (rễ chính), sau đó lan tràn phá huỷ bộ rễ làm cây chết rụi. Cây có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân. Áp dụng một số phương pháp phòng trừ sau:
– Không sử dụng hạt giống bị nhiễm bệnh, vệ sinh vườn ươm sạch sẽ, giúp phòng chống bệnh phát sinh và lan tràn.
– Trồng bơ trên đất có kết cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, thoát nước nhanh khi mưa, ngập.
– Cần phát hiện kịp thời những vết thối trên thân cây, cạo sạch và quét vôi đặc, sulfate đồng. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ ngay để bệnh không lan tràn sáng những cây khác.
Bệnh héo rũ: là hiện tượng lá héo, chết rất nhanh, sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ khi lột vỏ cành hoặc rễ cây đã chết. Bà con dùng thuốc hóa học Anvil, Aliette, Daconil,… để phòng trừ
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất định hướng. Tốt nhất là khi thấy cây có dấu hiệu bệnh, bà con nên liên hệ với cơ sở thuốc bảo vệ thực vật gần nhất để được tư vấn và cung cấp thuốc phù hợp.
XI. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN:
Cây bơ ươm hạt bắt đầu kết quả sau khi trồng được 5-7 năm. Năng suất biến động từ 8-20 tấn/ha/năm tùy theo giống và điều kiện chăm sóc. Thời điểm thu hoạch ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như điều kiện bảo quản và vận chuyển. Thông thường dựa vào màu sắc của vỏ quả bơ mà bà con quyết định thời điểm thu hoạch hợp lý. Bơ đúng vụ thu hoạch vào khoảng tháng 7, tháng 8 dương lịch, bơ trái vụ vào tháng 9-10.
Xem thêm: Quy trình trồng và chăm sóc cây gấc
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí ngô
Trên đây là một vài kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ, cảm ơn quý bà con đã quan tâm theo dõi và kính chúc quý bà con thành công! Hãy tiếp tục đồng hành cùng website của chúng tôi để tìm cho mình những sản phẩm, thiết bị hữu hiệu cho công việc, và những kiến thức bổ ích cho nông nghiệp. Ngoài những sản phẩm thuộc dòng máy làm đất, chúng tôi còn cung cấp, giới thiệu những sản phẩm khác tiện dụng cho ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi... Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và bà con trong những bài tin tiếp theo!
Chúc bà con thành công!
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: (024)22 05 05 05 - 0916 478 186
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0945 796 556 - 0984 930 099
Email: maylamdatvn@gmail.com
Website: maylamdat.vn
Fanpage: facebook.com/maylamdat3A/
Thẻ liên quan