Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
02422.05.05.05 - 091.4567.869

Quy trình trồng và chăm sóc cây vải đem lại năng suất cao

Vải là loại cây ăn trái rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Vải không khó trồng, tuy nhiên để chăm sóc sao cho đúng cách và đạt hiệu quả cao thì có lẽ nhiều bà con chưa nắm rõ. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con quy trình trồng và chăm sóc cây vải.

Hình ảnh cây vải thiều

I. Yêu cầu về sinh thái 

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng tác động đến sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng của cây. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình 21 – 25 độ C. 

2. Mưa và độ ẩm

Mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh và cần lượng nước lớn. Vào mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho việc phân hoá mầm hoa. Trong giai đoạn này nếu đủ nước thì số hoa đực/chùm giảm còn số hoa cái không ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa nở dẫn đến thối hoa, tỷ lệ đậu quả thấp, có thể mất mùa. 

3. Ánh sáng

Cây vải cần ánh sáng quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Ánh sáng đầy đủ giúp cho quá trình quang hợp và đồng hoá xảy ra được thuận lợi tăng tích luỹ chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phân hoá mầm hoa, cũng như ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên chùm tăng lên tương ứng.

4.  Đất

Cây vải thích nghi với nhiều loại đất. Các loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất phù sa, đất cát pha, đất thịt... cây  vải đều có thể sinh trưởng tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ.  

II- Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Chọn đất:

Cây vải là loại cây không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là thoát nước và tầng đất dày. Tuy nhiên đối với trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ của vải phát triển kém, khi đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ cây sống sau khi trồng.

Đối với đất đồi, bà con trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp, dưới 25 độ C, cần trồng theo đường đồng mức và có băng cây chống xói mòn.

2. Thời vụ trồng:

- Vụ Xuân, bà con trồng khoảng tháng 3 đến tháng 4

- Vụ Thu trồng vào khoảng tháng 8 đến tháng 9.

3. Mật độ trồng:

Bà con cần trồng theo mật độ 400 cây/ha, khoảng cách trồng giữa các cây là  6m x 4m.

4. Đào hố trồng:

- Đối với đất bằng, thấp, bà con đào hố rộng khoảng 70-80 cm, sâu 70 cm.

- Đối với đất đồi, bà con cần đào hố rộng 70-80 cm, sâu 80-100 cm, lớp đất mặt để một bên.

Bà con có thể dùng Máy khoan đất trồng cây chạy xăng 3A do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp để khoan lỗ trồng cây hiệu quả và năng suất hơn.

Hình ảnh Máy khoan đất trồng cây chạy xăng 3A

5. Bón phân lót: 

Trước khi trồng 1 tháng, bà con trộn 0,7 kg phân lân + cỏ + rác + phân xanh, 20-30 kg phân chuồng lấp kín đến miệng hố rồi lấp đất mặt cho bằng miệng hố.

6. Trồng cây: 

Khi trồng, bà con cần bới một lỗ nhỏ giữa hố định sẵn, sâu khoảng 15-20 cm, đặt cây và lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt ( Chú ý không được dùng chân dẫm lên mặt bầu). Sau khi trồng xong, bà con đóng cọc và buộc cây vào cọc để chống gió làm lay gốc. Khi trồng xong, bà con cần tưới nước cho cây.

7. Chăm sóc:

a. Tưới nước: sau khi trồng: bà con cần phải thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây mau bén rễ.

b. Bón phân: Ba năm đầu, bà con dùng nước phân pha loãng để tưới cho cây. Từ năm thứ 4 trở đi, hàng năm cần bón cho mỗi cây 1,5 kg đạm urê +   40-50 kg phân chuồng + 0,7 kg kali + 2kg lân, chia làm 3 đợt bón.

+ Đợt 1: Vào khoảng tháng 10 đến tháng 11, bón 100% phân chuồng + 40% lượng lân + 40% lượng đạm.

+ Đợt 2: Vào tháng 12 đến tháng 1, bà con bón thúc vào lúc phân hóa mầm hoa, bón 30% lượng lân + 40% lượng kali + 40% lượng đạm.

+ Đợt 3: Vào tháng 3 đến tháng 4, bón hết số phân cần bón trong năm.

c. Đốn tỉa, tạo hình:

- Ngay khi ở vườn ươm,  bà con cần tạo cho cây có một thân chính và 3 cành nhánh hướng về 3 phía.

- Hàng năm bà con cần cắt bỏ cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh. Bỏ bớt cành vụ đông, chăm sóc và bảo vệ cành vụ thu, vụ xuân.

- Khi cây ra quả bói (ra lứa hoa, quả đầu tiên), bà con cần cắt bỏ cho cây khoẻ.

d. Phòng trừ sâu bệnh:

- Bọ xít: Phát triển vào tháng 3, tháng 4, làm rụng quả. Bà con dùng Drotox, Bi 58 nồng độ khoảng 0,1-0,7 %, Dipterex nồng độ 1% phun diệt bọ xít non, hoặc khi trời tối, bà con rung cây, bọ xít rơi xuống, bà con bắt và diệt.

- Sâu đục cành: sâu trưởng thành thường là loại xén tóc đẻ trứng lên cành, sau đó sâu non đục vào thân cành làm cành bị khô, gẫy. Bà con sử dụng gai mây hoặc dây thép chó trực tiếp vào lỗ diệt sâu. Bà con cũng có thể dùng padan 15 SP, nồng độ 30-40gr/ 10 lít nước, nhỏ vào lỗ sâu đục.

8. Thu hoạch

Bà con thu hoạch vải tại vườn

Ngay sau khi thu hoạch xong, bà con phải tiến hành cắt tỉa tán cho cây.

Bước 1: Bà con dùng máy cắt hoặc dao phạt toàn bộ mặt tán, tạo cho tán có dạng bán cầu.

Bước 2: Cần tỉa những cành khung mọc thẳng đứng giữa tán, những cành mọc xiên xẹo, tạo điều kiện để ánh sáng chiếu vào, nhằm làm giảm ẩm độ trong tán, hạn chế sâu, bệnh hại trú ngụ.

Bước 3: Với những cành ở bề mặt tán khỏe, bà con cần tỉa để lại 2 cành hình ngạnh trê, với những cành yếu chỉ cần để lại 1 cành, loại bỏ lá già và lá bị bệnh.

Đối với vườn vải đã giao tán hoặc chưa đốn tỉa các năm trước, bà con dùng máy cắt hoặc dao phát cắt sâu vào tán toàn bộ bề mặt để thu hẹp, hạ thấp tán, thuận lợi cho việc chăm sóc. Cắt tỉa những cành mọc thẳng đứng giữa tán, cành khung mọc xiên, loại bỏ các lá già, cành sâu bệnh.

Bà con có thể sử dụng Máy cắt cành trên cao chạy xăng 3A do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao hơn!

Hình ảnh Máy cắt cành trên cao chạy xăng 3A

Sau khi đốn tỉa xong, bà con cần bón thúc ngay cho cây. Nếu trời khô hạn, không mưa, cần tưới nước để cây nhanh chóng ra lộc. Sau khi đợt lộc đầu thành thục, phải tỉa định cành; nếu cành lộc sinh trưởng khỏe mỗi đầu cành chỉ cần để 2 cành lộc, các cành yếu chỉ để lại 1 cành.

Những cành lộc phía trong tán bà con nên tỉa thưa hợp lý. Thời điểm tốt nhất là khi cây ra 3 đợt lộc, sau đợt thứ 3 là lộc thu đã thành thục, vào khoảng tháng 9-10 cần tiến hành cắt tỉa thêm lần nữa, loại bỏ cành gối nhau, cành bệnh, cành tăm chuẩn bị cho cây chuyển sang giai đoạn phân hoá mầm hoa.

Việc áp dụng biện pháp tỉa tạo tán rất quan trọng trong thâm canh vải thiều, phối hợp với sử dụng thuốc BVTV, phân bón và các biện pháp kỹ thuật khác sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí thuốc BVTV và công thu hoạch, đồng thời hạn chế sâu bệnh đặc biệt là bệnh thán thư gây thối quả vải.

Ngoài ra áp dụng biện pháp đốn tỉa này làm cho cây vải có thể ra quả từ gốc đến ngọn, cả trong và ngoài tán, tăng chất lượng quả.

III. Bảo quản, chế biến:

- Bà con bảo quản vải vào túi Pôlyetylen thủng, để ở nhiệt độ 7 độ C, có thể giữ được 5 tuần. Nhìn chung là bảo quản quả vải tươi là rất khó.

- Hiện nay, mọi người thường chế biến vải sấy khô, vải nước đường... có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

Trên đây là một vài quy trình trồng và chăm sóc cây vải. Cám ơn quý bà con đã quan tâm và kính chúc quý bà con thành công! Tiếp tục đồng hành cũng chúng tôi để cập nhật những tin tức, kỹ thuật gieo trồng mới nhất và những sản phẩm máy làm đất tiện dụng!

Chúc bà con thành công!

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: (024)22 05 05 05 - 0916 478 186

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0945 796 556 - 0984 930 099

Email: maylamdatvn@gmail.com

Website: maylamdat.vn

Fanpage: facebook.com/maylamdat3A/

Thẻ liên quan

Kỹ thuật trồng và chăm sóc vải trồng vải đạt hiệu quả cao kỹ thuật trồng vải thiều

Bình luận

Lưu ý: không hỗ trợ mã Html!